Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Bảo tồn loài Sếu đầu đỏ tại vườn quốc gia Tràm Chim

Theo Báo cáo môi trường định kỳ Khu vực thiên nhiên Tràm Chim là môi trường sống gần như nguyên vẹn của nhiều loài động thực vật quý. Đó là một phần kết quả của việc quản lý thủy văn, tập trung lưu giữ nguồn nước ngọt, gia tăng diện tích thảm thực vật mà dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” do Coca-Cola phối hợp cùng Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên WWF triển khai nhiều năm qua. 

Hiện đã có 30 con sếu đã quay về sinh sống thường xuyên tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) suốt 3 tháng qua, nhờ những hoạt động từ dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học".



Từ khi dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học” do WWF và Coca-Cola phối hợp triển khai, số lượng sếu đầu đỏ về kiếm ăn tại Tràm Chim đã được tăng lên so với những năm trước. Lập báo cáo giám sát môi trường
Đến nay, mực nước ở các khu vực trong vườn quốc gia đã được điều chỉnh nhằm duy trì đa dạng sinh học ở từng môi trường khác nhau. Sáu quần xã thực vật đặc trưng ở Tràm Chim (bao gồm tràm, lúa trời, cỏ năng, sen, mồm mốc, cỏ ống) cũng được quy hoạch để phát triển hợp lý, đặc biệt là những đồng cỏ năng - thức ăn của sếu đầu đỏ.



Là loài chim sắp bị tuyệt chủng được đưa vào sách đỏ thế giới, mật độ cá thể của sếu đầu đỏ ngày càng giảm do diện tích môi trường cư ngụ bị thu hẹp, không còn thức ăn cho sếu. Tại vườn quốc gia Tràm Chim, những hoạt động của dự án đã góp phần gia tăng số lượng sếu đầu đỏ trong nhiều năm qua.



Vào mùa nước nổi, đánh bắt cá là nguồn thu nhập chính của gần 500 người dân sinh sống xung quanh khu vực vườn quốc gia Tràm Chim.

Bên cạnh bảo tồn đa dạng sinh học, Hướng dẫn lập báo cáo môi trường định kỳ dự án cũng chú trọng hỗ trợ cải thiện đời sống người dân địa phương, đặc biệt là những hộ gia đình khó khăn sống xung quanh khu vực thông qua việc cho phép sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và phát triển du lịch sinh thái. Từ tháng 1, diện tích khu vực khai thác tài nguyên thiên nhiên đã được Ủy ban nhân dân Đồng Tháp cho phép mở rộng từ 600ha lên 900ha. Tại những vùng này, người dân thường vào đánh bắt cá, hái rau, hái bông súng…, cao điểm là mùa nước nổi (từ tháng 8 đến tháng 12).



Anh Huỳnh Văn Giúp (Ấp K10, xã Phú Hiệp, thị trấn Tràm Chim) cho biết trước đây, khi dự án chưa được triển khai, anh cùng nhiều người dân khác trong ấp đánh cá ở khu vực ngoài, gió to sóng lớn, nhiều lúc đánh lật xuồng trong đêm, phải kêu người đến cứu. Bcao giám sát môi trường định kỳ Nhiều ngày, anh phải ăn mỳ tôm pha nước lạnh để qua cơn đói. Nay, anh và nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn khác, đã được cho phép vào vườn quốc gia đánh cá. Số tiền thu được khoảng 120.000 đồng mỗi ngày, nhiều gấp 3 lần so với thu nhập trước đây, giúp anh trang trải phần lớn chi phí cơm áo gạo tiền cho gia đình đông con. Anh chia sẻ: “Từ ngày được vào vườn quốc gia, cuộc sống của cả nhà tôi đỡ cơ cực hơn. Không còn ám ảnh những ngày ăn mỳ pha nước lạnh, lật xuồng liên miên, cả nhà có cái ăn cái mặc, ai cũng mừng”.

Phương Thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét