Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : Mai Thị Thanh Nga - để tư vấn môi trường miễn phí .

Số điện thoại : 090.321.4679 - 0973.022.052  

   

I. LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ.



1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ? Hướng dẫn cách làm Báo cáo giám sát môi trường định kỳ như thế nào cho đúng .


I/Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của  Luật  Bảo  vệ  môi  trường; căn cứ Nghị  định  số  21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; căn cứ Thông tư số 08/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ như sau:

1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).


2. Nội dung chương trình báo cáo môi trường :


- Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

- Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.

- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) - nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.


- Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3. Báo cáo giám sát môi trường: kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông qua Báo cáo giám sát môi trường.

- Nội dung của Báo cáo giám sát môi trường: theo mẫu đính kèm.

- Nơi gửi Báo cáo giám sát môi trường: Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

Sở Tài nguyên và Môi trường giao Thanh tra Sở và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở không thực hiện đầy đủ và đúng quy định chương trình giám sát môi trường theo Khoản 4, Điều 27 và Khoản 1 và 2, Điều 29, Nghị định số
81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ.

Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn thành phố để biết và thực hiện.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là loại văn bản mà các doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Nội dung chính của báo cáo này bao gồm:
• Các nguồn gây tác động môi trường ;
• Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường;
• Kết luận và kiến nghị.

2. Vì sao phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ


Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.

3. Đối tượng cần lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ


Các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).








4. Mô tả công việc lập báo cáo môi trường :


- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
- Các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng.
- Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng (Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện).

5. Các bước thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường


5.1. Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án
...................
5.2 Đánh giá thực trạng diễn biến nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

5.3 Xây dựng các biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
Mô tả khát quát công nghệ giảm thiểu và xử lý, đánh giá hiệu quả giảm thiểu và xử lý đang áp dụng ..........................
5.4 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kì các thông số môi trường
.....................
5 Kết luận và kiến nghị
......

Hướng dẫn làm báo cáo giám sát định kỳ - Làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ - Cam kết bảo vệ môi trường  Với giá rẻ nhất so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường .




                                    Liên hệ : Mai Thị Thanh Nga  

Số điện thoại : 090.321.4679 - 0973.022.052  

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Hướng dẫn làm cam kết bảo vệ môi trường

-- Nếu bạn ( doanh nghiệp ) hay bất kỳ công ty , xí nghiệp , nhà máy lớn và nhỏ đang sản xuất , hoặc chưa đi vào hoạt động sản suất kinh doanh . Đang gặp vấn đề môi trường , Cần được tư vấn môi trường (Miễn phí ) so với các công ty môi trường và các dịch vụ môi trường mà so với các công ty tư vấn dịch vụ môi trường đề ra . --







 Liên hệ : Mai Thị Thanh Nga - để tư vấn môi trường miễn phí .

Số điện thoại : 090.321.4679 - 0973.022.052 

Hướng dẫn làm cam kết bảo vệ môi trường .


1. Khái niệm về lập cam kết bảo vệ môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.


2. Tại sao phải lập cam kết bảo vệ môi trường

Lập cam kết bảo vệ môi trường là để yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện những gì mình cam kết trên Bản cam kết bảo vệ môi trường, nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người trong các giai đoạn thiết kê, thực hiện và vận hành của dự án.

3. Đối tượng thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường

Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Tức là:
- Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
Ngoài ra các Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4 điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

4. Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường

Lập CKBVMT phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

Liên hệ : Mai Thị Thanh Nga - để tư vấn môi trường miễn phí .

Số điện thoại : 090.321.4679 - 0973.022.052